Nhiều chuyên gia đề nghị tiếp tục tăng nặng mức xử vi phạm nồng độ cồn khi lái xe so với quy định hiện hành tại Nghị định 100.
Cần tiếp tục tăng nặng mức phạt
Trao đổi với Báo Giao thông. Nhiều chuyên gia khẳng định Nghị định 100/2019 đã mang lại hiệu quả tốt trong xử phạt vi phạm giao thông. Nhất là vi phạm nồng độ cồn, tạo ra bước ngoặt về nhận thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần tiếp tục tăng nặng mức xử phạt hành vi này.
Ý kiến từ các chuyên gia về việc vi phạm nồng độ cồn
TS Lê Thu Huyền, giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển GTVT. Trường Đại học GTVT Hà Nội cho hay. Hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông ảnh hưởng lớn đến kỹ năng người lái xe.
Khi nồng độ cồn trong máu đến 80mg/100ml. Đây là xác suất gây TNGT cao gấp 2,7 lần so với bình thường. Nếu nồng độ cồn đến 160mg/100ml gấp 30 lần. Và đến 240 mg/100ml sẽ cap gấp 150 lần so với bình thường.
Tại Việt Nam, TNGT tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn xảy ra TNGT nghiêm trọng. TNGT liên quan đến rượu bia chiếm tỷ lệ lớn khoảng 36% số vụ. Trong khi đó trên thế giới, tỷ lệ này chỉ 11 – 25%. Số liệu thống kê vi phạm nồng độ cồn ở Việt Nam của cơ quan chức năng chỉ chiếm 4 – 5%. Trong khi nghiên cứu độc lập của WHO tỷ lệ này chiếm đến gần 40%.
Còn theo Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp cho rằng. Nghị định 100 với mức phạt 30-40 triệu đồng cho hành vi vi phạm nồng độ cồn lớn hơn 80 mg/10ml máu nghe có vẻ nhiều. Nhưng hoàn toàn chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về nồng độ cồn khi lái xe.
Cần phải có thêm một mức phạt vi phạm nồng độ cồn cao hơn
Cần phải có thêm một mức vượt qua ngưỡng trên. Kèm theo xử lý hành chính, là xử lý về mặt hình sự. Trên thế giới, vượt qua ngưỡng 240 mg/100ml máu là bị xử lý rất nặng về hình sự. Đây là ngưỡng mà Việt Nam có thể tham khảo. Đồng thời cần tiếp tục có những những mức cao hơn tương ứng với mức độ vi phạm về nồng độ cồn. Ví dụ 60-80 triệu cho mức 80-180 mg/100 ml máu. Và 80-100 triệu cho mức từ 180-240 mg/100 ml máu.
“Hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức cao dù chưa gây ra hậu quả vẫn phải bị xử lý một cách kịp thời. Bên cạnh đó phải thích đáng và phù hợp với mức độ nguy hiểm. Chúng ta cần ứng xử với những vi phạm đúng với bản chất nguy hiểm của nó trong xã hội”, luật sư Cường nói.
Đồng quan điểm, TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông, Đại học Việt Đức cho biết. Uống 1 lon bia, xác suất va chạm giao thông tăng lên 3 lần. Nếu uống 5 lon sẽ tăng lên 27 lần. Mức phạt cần tăng lên để người vi phạm nhớ.
>> Xem thêm: Những quy tắc an toàn khi lái xe ô tô cần lưu ý
Chưa xem xét tăng chế tài với một số hành vi vi phạm
Bộ GTVT vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi, bổ sung, tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Hoàng Thế Tùng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho hay. Nghị định 100 tăng nặng chế tài đối với những hành vi có tính chất nguy hiểm. Uy hiếp ATGT cao như vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ.
Việc tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi này đã phù hợp với tính chất mà mức độ vi phạm. Đặc biệt là phù hợp với thu nhập của người dân. Nên lần sửa đổi Nghị định 100 này không xem xét sửa đổi các hành vi vi phạm này.
“Thực tế, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện. Đến thời điểm này có thể nói Nghị định 100 đã thực sự đi vào cuộc sống. Điều sâu xa, quan trọng hơn là làm thay đổi nhận thức của người dân. Người dân đã nhận thức đúng về những hành vi vi phạm nghiêm trọng khi sử dụng rượu bia. Từ nhận thức đúng này giúp thay đổi hành vi. Người dân khi đã uống rượu, bia không điều khiển xe cá nhân và đi bằng phương tiện công cộng”, ông Tùng nói.
Theo: Báo giao thông